Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Tìm hiểu về kiến ba khoang - loài côn trùng có nọc độc mạnh gấp 15 lần rắn hổ

Theo các nhà khoa học, kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Ngoài ra, chúng còn có một số tên gọi khác như: kiến hoang, kiến gạo, cằm cặp,… Trong bài viết này, tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về loài côn trùng nguy hiểm này.



Đặc điểm sinh học của kiến ba khoang

Về ngoại hình, chúng có hình dạng giống loài kiến thông thường nhưng có kích thước to lớn hơn với 3 khoang rõ rệt, thức chất chúng không phải là kiến mà chỉ mang hình dạng tương đồng mà thôi.

Là một loài côn trùng bay và chạy rất nhanh, nơi sinh sống của chúng thường là trên những cánh đồng hoặc ruộng vườn, trong nông nghiệp chúng được xem là người bạn của nông dân khi là thiên địch của các loài sâu rầy gây hại lúa và hoa màu. Mặc dù vậy, loài này ưa thích ánh sáng đèn nên ban đêm chúng thường bay vào nhà dân.

Hiện nay, tình trạng người dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bị kiến ba khoang tấn công khá phổ biến, đã có rất nhiều cư dân tại các căn hộ chung cư, tòa nhà cao tầng,… lên tiếng “cầu cứu”. Nhất là vào mùa gặt, số lượng kiến ba khoang xuất hiện nhiều hơn. Chúng không đốt như những loài kiến khác, ngược lại cơ thể chúng tiết ra chất độc khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Vùng da bị bỏng do chúng gây ra thường để lại vết thâm lâu lành.

Độc tính của kiến ba khoang

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y Tế), trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin rất nguy hiểm với độc tính mạnh gấp 15 lần nọc độc của rắn hổ, mặc dù lượng tiếp xúc không đủ để giết chết người nhưng khi tiếp xúc sẽ bị tổn thương da, bỏng da, thậm chí là viêm da. Chất độc này được cơ thể kiến giải phóng khi bị tác độc như chà xát hoặc bị giết.

Đọc bài viết đầy đủ tại: http://nhaukhongsay.com/kien-ba-khoang-loai-con-trung-co-doc-tinh-cao-gap-15-lan-noc-ran-ho.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét